KỸ THUẬT CHĂM SÓC GIÚP LÁ BƯỞI, TRÁI BƯỞI XANH ĐẸP – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

KỸ THUẬT CHĂM SÓC GIÚP LÁ BƯỞI, TRÁI BƯỞI XANH ĐẸP – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Giới thiệu chung về cây bưởi

Cây bưởi là cây thuộc chi cam chanh có tên khoa học Citrus maxima. Cây thuộc thực vật thân gỗ có kích thước trung bình. Bưởi có nguồn gốc từ các vùng thuộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều loại cây bưởi khác nhau với kích thước, hình dáng và đặc điểm đa dạng.

04
 

Đặc điểm cây bưởi

Cây bưởi là loài thân gỗ lâu năm có đường kính khá lớn. Khi trưởng thành, bưởi cao từ 3-4m và có vỏ màu vàng nhạt. Trên thân cây bưởi có những kẽ nứt dọc, một số kẽ lớn có chảy nhựa cây.

Bưởi có khá nhiều cành mọc hướng ra xung quanh, trên cành có gai dài và nhọn có thể đâm bị thương người khi tiếp xúc. Lá cây hình trứng dài, gan có hình mang với kích thước bằng khoảng nửa bàn tay. Lá bưởi khá dai và dày, đầu tù không nhọn, cuống lá có rìa cánh to.

05
 

Quả bưởi có dạng hình cầu, kích thước thay đổi tùy theo các giống bưởi khác nhau. Đường kính của quả trung bình sẽ giao động từ 15-30cm to nhỏ rất đa dạng. Khi còn non, quả bưởi có màu xanh lục nhạt và dần chuyển vàng khi chín. Vỏ bưởi dày, hơi sần sùi bao bọc các múi và có tinh dầu. Múi bưởi dài, bên trong có các tép bưởi và hạt to. Tép bưởi tùy theo chủng loại mà có vị chua hoặc ngọt

Tác dụng của cây bưởi

Cây bưởi có rất nhiều tác dụng hữu ích đối với con người. Bưởi là cây thực vật thân gỗ khá lớn với cành lá che mát tốt. Vì vậy cây được trồng tại sân vườn và trước nhà để làm cảnh và lấy bóng mát. 

Quả bưởi là loại quả được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Và không chỉ làm thực phẩm mà nó còn đi sâu vào văn hóa và phong tục người dân nước ta. Đây là một trong những thứ quả nhất định phải có trong mâm cúng ngày Tết và ngày Rằm Trung Thu.

Trong quả bưởi có chứa chất vitamin B, C, kali, magie,… Chỉ cần ăn một múi bưởi, người dùng đã nạp vào cơ thể khá đầy đủ lượng vi chất cần có trong ngày.

Biện pháp giúp lá bưởi, trái bưởi xanh đẹp

Sử dụng cặp đôi dưỡng chất AMINO + MAGIE KẼM giúp cho cây bưởi phát triển nhanh chóng, tăng chất lượng, kích thước và thu nhập cao cho người nông dân

BÀ CON NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC AMINO + MAGIE KẼM

03
 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline: 0919.817.033

Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH HÉO RŨ CHẾT VÀNG TRÊN CÂY DƯA LÊ – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH HÉO RŨ CHẾT VÀNG TRÊN CÂY DƯA LÊ – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Nguyên nhân:

Bệnh do nấm Fusarium oxysporium gây ra. 

Triệu chứng:

Ban đầu các lá ngọn bị héo vào buổi trưa và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục. Quan sát cây bị bệnh thấy ở gốc phần sát mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ. Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô.
01
 
Bệnh thường xuất hiện nhiều trong điều kiện thời tiết nóng ấm (nhiệt độ 25-30oC); Ruộng đất cát, đất chua, đất úng nước trong mùa mưa, đất trồng cây họ bầu bí vụ trước. Ngoài ra nấm bệnh cũng dễ dàng lây lan qua vết thương cơ giới hay tuyến trùng, côn trùng chích hút rễ cây.

Biện pháp phòng trừ:

Phòng bệnh: Thu dọn sạch tàn dư cây trồng vụ trước; xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột hoặc chất khử trùng đất; làm rãnh thoát nước thật tốt không để bộ rễ úng ngập hay quá ẩm ướt; tăng cường bón phân chuồng hoai mục + nấm đối kháng Trichoderma để hạn chế bệnh lâu dài; trồng luân canh với cây lúa nước hoặc các loại cây trồng khác không ký chủ bệnh này (cây họ bầu bí, cây cà chua, cây ớt…); trồng và chăm sóc đúng quy trình.
Trị bệnh: thường xuyên kiểm tra ruộng dưa lê, nếu phát hiện cây bị bệnh nhanh chóng nhổ bỏ đem đi tiêu hủy, kết hợp bón vôi bột tại nơi cây bị bệnh. Bệnh vàng lá héo vàng do nấm gây hại trên cây đã trưởng thành hoặc đang mang quả, để đảm bảo an toàn cho sản phẩm nên sử dụng một số sản phẩm Thần đèn diệt khuẩn có tác dụng tăng sức đề kháng và trị được nấm và vi khuẩn.

BÀ CON NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC THẦN ĐÈN DIỆT KHUẨN

thần đèn
 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline: 0919.817.033

Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

BIỆN PHÁP TRỊ CÁC LOẠI CÔN TRÙNG HẠI NHO – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

BIỆN PHÁP TRỊ CÁC LOẠI CÔN TRÙNG HẠI NHO – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

1.RỆP SÁP DÍNH, RỆP SÁP BÔNG

Đặc điểm hình thái

  • Tất cả các loài này đều có đặc điểm chung là cơ thể tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ  thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau hoặc lớp phấn trắng. Lớp vỏ của nhóm Rệp sáp dính có thể tách ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.

Triệu chứng gây hại

 

  • Các loài Rệp sáp đều có chu kỳ sinh trưởng ngắn (dưới 1 tháng trong điều kiện nhiệt độ không khí cao liên tục), khả năng sinh sản cao, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con, nếu điều kiện môi trường thích hợp sẽ có khả năng bộc phát nhanh.
  • Cả ấu trùng và thành trùng cái chích hút lá, cành, trái, cuống trái. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, trái cũng có thể bị biến màu, phát triển kém và bị rụng.
  • Rệp sáp gây hại chủ yếu vào mùa nắng. Mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.

2.BỌ TRĨ:

 

Bọ trĩ non và trưởng thành cơ thể rất giống nhau, đều thon nhọn phía sau, dài khoảng 1mm, màu vàng hoặc vàng nâu, tập trung ở mặt dưới của lá, di chuyển nhanh. Trứng đẻ trong phần non của lá hoặc đọt non. Bà con trồng nho còn gọi bọ trĩ với tên khác như rầy lửa, rầy ry, rầy cào,… Cả trưởng thành và sâu non đều gây hại bằng cách rũa (cứa) rách mô tế bào biểu bì và hút nhựa chảy ra, do đó nhìn từ xa giàn nho bị bọ trĩ gây hại dưới ánh nắng mặt trời sẽ thấy nho không xanh mướt mà có màu xỉn, đến gần sẽ thấy lá nho phía dưới có màu ánh bạc còn phía trên lá cong mo lại, nếu bọ trĩ gây hại ở chùm hoa thì hoa nhỏ rụng do cuống hoa tổn thương làm tỷ lệ đậu trái thấp. Trường hợp bọ trĩ gây hại khi quả non thì trái nho trong chùm không đều, trên vỏ trái có các vết sần sùi mà bà con thường gọi là ghẻ trái làm xấu trái bán giá thấp. Thực tế một số giàn nho có thể thất thu, thậm chí chết hẳn do bọ trĩ gây hại. Bọ trĩ phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện khô và nóng, triệu chứng cháy lá, rụng hoa càng xảy ra nhanh trong điều kiện trời nắng nóng và ở những giàn nho chăm sóc kém đặc biệt nếu không đủ nước tưới

3.NHỆN ĐỎ

Đặc điểm gây hại

 

  • Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng, do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác.
  • Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, cả ấu trùng và thành trùng nhện đỏ (nhện trưởng thành và nhện non) đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá), còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng.
  • Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.
  • Nhện đỏ gây hại làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa bị hại có thể bị thui, rụng. Nhện còn có thể tuyền bệnh virus cho cây.
  • Nhện đỏ phát triển trong điều kiện mùa nắng, khô hạn và cây bón nhiều đạm. Do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng.
  • Chúng lan truyền nhờ gió và những sợi tơ, mạng của chúng.

4.Bướm đêm ăn quả nho

Bướm đêm ăn nho, Endopiza viteana hay Paralobesia viteana, là một loài sâu bệnh có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loài vật gây hại này có thể gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng ở các vườn nho thương mại. Bướm đêm có 2 hoặc 3 thế hệ mỗi năm. Con trưởng thành nghỉ qua mùa đông và bắt đầu đẻ trứng thế hệ đầu tiên trên các chùm hoa vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè, trước giai đoạn nở hoa. Ấu trùng của các thế hệ sau tấn công trái cây để kiếm ăn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Khi nho của chúng ta bị bướm đêm ăn quả mọng tấn công, rất có thể chúng ta sẽ thấy các mạng lưới xung quanh trái cây và hoa. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy các lỗ màu đen ở bề mặt của quả (ấu trùng đã vào quả mọng). Trái cây bị tấn công không chỉ không thể bán trên thị trường, mà còn đối mặt với nguy cơ nhiễm nấm cao hơn. Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm bẫy pheromone, theo dõi liên tục và loại bỏ cỏ dại. Một khi cây trồng đã bị tấn công, việc quản lý sẽ trở lên khó khăn hơn. Do thực tế là sâu bệnh phát triển khả năng miễn dịch chống lại thuốc trừ sâu, phương pháp tốt nhất để kiểm soát nó là thông qua kiểm soát sinh học. Thật không may, sâu bệnh có thể trú ẩn trong đất qua mùa đông.

5.Bọ cánh cứng Nhật Bản

Mặc cho tên gọi của nó, Bọ cánh cứng Nhật Bản (Popillia japonica), không gây ra thảm khốc ở đất nước Nhật Bản như ở Hoa Kỳ. Chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra con bọ bằng mắt thường, nhờ kích thước của nó (15mm hoặc 0,59 inch). Bọ cánh cứng cư trú qua mùa đông trong đất và bắt đầu các cuộc tấn công của chúng trong mùa xuân. Bọ cánh cứng tấn công một loạt các loài thực vật (rau, cây, hoa, v.v.). Với các vườn nho, chúng để lại những chiếc lá chỉ còn bộ gân khi chúng ăn lá. Sự quản lý được tiến hành bao gồm biện pháp phòng ngừa cũng như các biện pháp hóa học để kiểm soát cuộc tấn công. Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm bẫy pheromone, theo dõi liên tục và loại bỏ cỏ dại. Sử dụng thuốc trừ sâu gốc Pyrethrin trong một số trường hợp, luôn tham khảo ý kiến tư vấn của kỹ sư nông nghiệp được cấp phép tại địa phương.

BÀ CON NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU SHACHONGJING

SHACHONGJING
 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline: 0919.817.033

Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

CÁCH TRỊ BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

CÁCH TRỊ BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

1.Nguyên nhân

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng nguyên nhân chính là do nấm Phytophthora sp. gây ra. Chúng tồn tại trong đất, gây hại trên sầu riêng ở mọi giai đoạn từ lúc ươm đến khi trưởng thành và khi đang cho hoa quả. Đặc biệt là vườn sầu riêng giai đoạn kinh doanh. Chúng gây bệnh trên hầu hết các bộ phận rễ, thân, lá, hoa và quả

2. Điều kiện phát triển 

Nấm phytophthora sp phát triển mạnh trong điều kiện trồng mật độ cao, đào hố trồng thấp nên gốc luôn bị ẩm, cành thấp chạm đất, kết hợp vườn bị rợp bóng, hệ thống thoát nước kém, bón phân thừa đạm…

Do vườn trồng sầu riêng trên nền đất cũ trước đó đã trồng các cây là ký chủ của nấm Phytophthora như là cây cao su, hồ tiêu, dừa,…

Nấm gây bệnh xì mủ trên cây sầu riêng rất dễ dàng xâm nhập khi nhiệt độ thấp, có độ ẩm cao, mưa gió nhiều, mật độ trồng cây quá dày đặc của các nhà vườn, vườn sầu riêng trồng thấp, hệ thống thoát nước kém nên khi nước mưa chảy tràn lan từ vườn trên xuống thì sẽ tích tụ mầm bệnh vào đất. Khi sầu riêng bị ngập nước thì càng dễ tích tụ mầm bệnh.

 

Do bà con không kiểm tra vườn thường xuyên nên không phát hiện bệnh kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

3. Triệu chứng bệnh 

Ở rễ: Rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa, cây không phát triển.

Ở thân, cành: Thân cây phía chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển.

Ở lá: Đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày lá chuyển thành màu nâu, lá bị nhũn rồi khô dần và rụng theo từng cành hay một phía của cây.

36
 

 

Ở trái: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống xung quanh quả, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có màu nâu trên vỏ quả. Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt quả bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.

4.Biện pháp phòng trừ và loại bỏ bền vững bệnh

Nguồn bào tử nấm Phytophthora sp. luôn tồn tại trong đất và không có cách nào có thể tiêu diệt chúng triệt để, tuy nhiên để cây trồng chống lại sự tấn công của nấm bệnh và không bị bệnh nứt thân xì mủ thì điều thiết yếu đầu tiên chúng ta cần làm:

Cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối cho cây sầu riêng

Đảm bảo đất tơi xốp, pH không quá thấp.

Đảm bảo vi sinh trong đất phát triển bằng cách bón hữu cơ, giữ cỏ và loại bỏ các thuốc Bảo vệ thực vật có chứa gốc Chlor (paclorbutrazol, …) hoặc kim loại nặng (Mancozeb,…) 

Không sử dụng thuốc cỏ, giữ cỏ đễ giữ ẩm đảm bảo vi sinh phát triển.

Sử dụng phân hữu cơ định kì để làm đất tơi xốp và vi sinh phát triển.

Sử dụng thuốc đặc trị bệnh như:

Biện pháp canh tác

Không trồng cây ở mật độ quá dày.

Thường xuyên cắt tỉa cành để vườn thông thoáng, đón nắng mặt trời để giảm độ ẩm trong vườn.

Thu gom các tàn dư cây trồng, tẩy rong rêu trong vườn định kỳ để phá huỷ môi trường lưu trí của bào tử nấm bệnh và côn trùng chích hút.

Kiểm tra pH đất, nâng độ pH đất lên mức 5,5 – 6,5 để cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt

Kiểm tra cổ rễ thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị dứt điểm ổ bệnh nứt thân xì mủ.

Đào rãnh, xẻ mương để đảm bảo thoát nước tốt.

BÀ CON NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline: 0919.817.033

Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

CẶP THUỐC SIÊU CHẶN ĐỌT, CHỐNG RỤNG MẮT CUA TRÊN CÂY SẦU RIÊNG – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

CẶP THUỐC SIÊU CHẶN ĐỌT, CHỐNG RỤNG MẮT CUA TRÊN CÂY SẦU RIÊNG – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

35
 

Chặn đọt sầu riêng là kỹ thuật cơ bản trong canh tác sầu riêng. 

Hiện nay giá cả Sầu Riêng đang ở mức khá cao, mang lại giá trị kinh tế tốt cho nhà nông nên bà con rất quan tâm đến kỹ thuật canh tác sầu riêng mang lại năng suất cao. Nhưng một trong những vấn đề cốt yếu của Sầu Riêng quyết định đến năng suất là giai đoạn đậu trái non.

Vì bản thân cây sầu riêng sinh lý tự nhiên cây là ra đọt tầm 3-4 tháng/lần, và giai đoạn ra đọt sẽ hay bị trùng với giai đoạn đậu trái non (giống sầu riêng dona). Nếu không chủ động xử lý chặn đọt sầu riêng thì tỉ lệ rụng trái non rất cao do đọt non cạnh tranh dinh dưỡng với trái non, từ đó xảy ra tình trạng rụng trái non.

Các biện pháp chặn đọt sầu riêng phổ biến hiện nay được chia làm 2 phương pháp: Xử lý bằng dinh dưỡng và xử lý bằng hóa chất ức chế sinh trưởng.

Mỗi phương pháp có một thế mạnh và phù hợp với từng vùng khác nhau

BÀ CON NÔNG DÂN SỬ DỤNG CẶP THUỐC KALI NITRATE 13-0-46+MG+TESIÊU CHẶN ĐỌT ABU

KALI NITRATE 13-0-46+MG+TE

KALI NITRATE
 

SIÊU CHẶN ĐỌT ABU

ABU 4
 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline: 0919.817.033

Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

XOÀI BỊ THÂM ĐEN, CÓ VẾT ĐỐM ĐEN TRÊN DA – DẤU HIỆU BỆNH THÁN THƯ VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

XOÀI BỊ THÂM ĐEN, CÓ VẾT ĐỐM ĐEN TRÊN DA – DẤU HIỆU BỆNH THÁN THƯ VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

TÁC NHÂN GÂY BỆNH:

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI:

Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trên các bộ phận còn non như lá, cành và nụ hoa quả. Trên lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm màu nâu đen, giữa phần lá bị bệnh và phần lá lành có quầng màu vàng. Cành non bị bệnh thì vỏ bị nâu đen, vết bệnh hơi lõm vào và cành bị khô đi. Nụ hoa quả bị bệnh có màu nâu đen và dễ bị rụng

24

ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH

Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều. Đặc biệt, bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn xoài ra lộc, ra nụ hoa quả non, lại gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Trong các vườn xoài ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không tốt như bón phân không cân đối và dư đạm, không cắt tỉa cành vô hiệu làm tán lá rậm rạp, thiếu ánh nắng chiếu vào, nên làm tăng ẩm độ của vườn thì bệnh thường nặng.

26

BIỆN PHÁP PHÒNG
– Thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan;
– Bón phân cân đối, nhất là tránh bón thừa đạm;
– Tỉa cành, tạo tán để tạo thông thoáng vườn cây, giảm ẩm độ trong vườn.
– Vào giai đoạn mang trái, nên sử dụng bao để bao trái (phun thuốc ngừa bệnh 1 lần trước khi bao).
– Sau thu hoạch, ngâm trái trong nước nóng 51-55oC  trong 20-30 phút sẽ tránh được bệnh cho đến khi trái chín

BÀ CON NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC SUPER KHUẨN +  GALLEGOLD

 

SUPER KHUẨN 5
 

 

GALLEGOLD 71WP 4
 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline: 0919.817.033

Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

XOÀI BỊ THÂM ĐEN, CÓ VẾT ĐỐM ĐEN TRÊN DA – DẤU HIỆU BỆNH THÁN THƯ VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

XOÀI BỊ THÂM ĐEN, CÓ VẾT ĐỐM ĐEN TRÊN DA – DẤU HIỆU BỆNH THÁN THƯ VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

TÁC NHÂN GÂY BỆNH:

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI:

Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trên các bộ phận còn non như lá, cành và nụ hoa quả. Trên lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm màu nâu đen, giữa phần lá bị bệnh và phần lá lành có quầng màu vàng. Cành non bị bệnh thì vỏ bị nâu đen, vết bệnh hơi lõm vào và cành bị khô đi. Nụ hoa quả bị bệnh có màu nâu đen và dễ bị rụng

24

ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH

Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều. Đặc biệt, bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn xoài ra lộc, ra nụ hoa quả non, lại gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Trong các vườn xoài ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không tốt như bón phân không cân đối và dư đạm, không cắt tỉa cành vô hiệu làm tán lá rậm rạp, thiếu ánh nắng chiếu vào, nên làm tăng ẩm độ của vườn thì bệnh thường nặng.

26

BIỆN PHÁP PHÒNG
– Thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan;
– Bón phân cân đối, nhất là tránh bón thừa đạm;
– Tỉa cành, tạo tán để tạo thông thoáng vườn cây, giảm ẩm độ trong vườn.
– Vào giai đoạn mang trái, nên sử dụng bao để bao trái (phun thuốc ngừa bệnh 1 lần trước khi bao).
– Sau thu hoạch, ngâm trái trong nước nóng 51-55oC  trong 20-30 phút sẽ tránh được bệnh cho đến khi trái chín

BÀ CON NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC OVERAMIS

 

OVERAMIS 300SC 1
 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline: 0919.817.033

Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

BỆNH THÁN THƯ XOÀI – NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGHỪA – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

BỆNH THÁN THƯ XOÀI – NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGHỪA – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

TÁC NHÂN GÂY BỆNH:

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI:

Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trên các bộ phận còn non như lá, cành và nụ hoa quả. Trên lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm màu nâu đen, giữa phần lá bị bệnh và phần lá lành có quầng màu vàng. Cành non bị bệnh thì vỏ bị nâu đen, vết bệnh hơi lõm vào và cành bị khô đi. Nụ hoa quả bị bệnh có màu nâu đen và dễ bị rụng

24
 

ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH

Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều. Đặc biệt, bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn xoài ra lộc, ra nụ hoa quả non, lại gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Trong các vườn xoài ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không tốt như bón phân không cân đối và dư đạm, không cắt tỉa cành vô hiệu làm tán lá rậm rạp, thiếu ánh nắng chiếu vào, nên làm tăng ẩm độ của vườn thì bệnh thường nặng.

26
 

BIỆN PHÁP PHÒNG
– Thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan;
– Bón phân cân đối, nhất là tránh bón thừa đạm;
– Tỉa cành, tạo tán để tạo thông thoáng vườn cây, giảm ẩm độ trong vườn.
– Vào giai đoạn mang trái, nên sử dụng bao để bao trái (phun thuốc ngừa bệnh 1 lần trước khi bao).
– Sau thu hoạch, ngâm trái trong nước nóng 51-55oC  trong 20-30 phút sẽ tránh được bệnh cho đến khi trái chín

BÀ CON NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC SUPER TANK

SUPER TANK

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline: 0919.817.033

Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

BỘ THUỐC KÉO MẮT CUA SẦU RIÊNG – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

BỘ THUỐC KÉO MẮT CUA SẦU RIÊNG – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

CÔNG DỤNG 

  • Bổ sung phụ gia giúp cây phá vỡ niêm trạng, kích mắt cua nứt mạnh, kéo mắt cua khỏi thân, cành 1 cách nhanh chóng, giúp cây không bị nghẹn mắt cua và đen mắt cua trong mùa mưa.
  • Giúp cây ra hoa đồng loạt, búp hoa phát triển mạnh, Bầu nhụy to khỏe đạt kích thước tối đa sẽ giúp hoa dễ dàng thụ phấn khi xổ nhụy và thụ phấn đều hơn, trái sẽ tròn hơn hạn chế tối đa hiện tượng nứt trái trên cây.
  • Giúp cây ra bông và hạn chế cây đi đọt.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 

Sầu riêng: 

  • Giai đoạn sử dụng:
    • Sau khi xử lý tạo mầm thấy cây có hiện tượng nhú mắt cua thì ta tiến hành phun..
  • Lưu ý: 
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Xa tầm tay trẻ em, thực phẩm và thức ăn gia súc.
  • Có thể pha chung với phân bón và thuốc BVTV khác.

BÀ CON NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC

22

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline: 0919.817.033

Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐEN MẮT CUA GIAI ĐOẠN SẦU RIÊNG RA HOA –  VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐEN MẮT CUA GIAI ĐOẠN SẦU RIÊNG RA HOA – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Nguyên nhân

Vi khuẩn Xanthomonas campestricpv.cv là nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng 

Vết bệnh trên lá

Vết bệnh trên lá non của cây sầu riêng khi dính bệnh có màu vàng rực, nhỏ như đầu đinh ghim. Sau đó vết bệnh lan nhanh và chuyển dần về các vệt màu nâu nhạt. Tùy vào mỗi giống cây trồng, đường kính và số lượng các vết bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng sẽ khác nhau. Bệnh đốm mắt cua xuất hiện ở cả hai mặt lá, có viền xung quanh màu vàng rực rỡ, không làm lá bị méo mó, nhăn nheo.

20
 

Vết bệnh trên quả

Quả bị nhiễm bệnh đốm mắt cua sẽ bị xuất hiện vết đốm đen trên vỏ quả. Vết bệnh có màu đen và chắc, có đường viền nổi xung quanh ngoại vi và mô chết nằm tách biệt ở trung tâm. Sầu riêng bị đốm mắt cua nặng có thể làm trái dị dạng, không đủ nước, khô sớm, dễ rụng.

21
 

Các biện pháp 

– Bà con phải theo dõi, thăm vườn thường xuyên để canh giữ chồi non, phát hiện sâu bệnh kịp thời tìm biện pháp xử lý, loại bỏ những cành không khỏe, có thể dùng tay ngắt bỏ những lá hư mang đi tiêu hủy.

– Tỉa cành để vườn luôn thông thoáng; bón phân kỹ lưỡng để cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh; và tập trung những mầm tươi. Tránh lây lan và kéo dài các chồi non tạo điều kiện cho sâu bệnh xuất hiện, phát triển và gây hại vì nguồn thức ăn có nhiều và liên tục.

– Ngoài việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh cung cấp kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng cho cây trồng. Cây phát triển mạnh, lá rất lớn và da dày, khiến sâu vẽ bùa khó đâm vào lá hơn và do đó giảm tác hại.

– Mật độ cây trồng vừa phải, không quá dày, thoáng khí và thường xuyên cắt tỉa, tạo tán thích hợp cho cây.

– Với những vườn cây non thì cần có bóng râm để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu xuống cây.

BÀ CON NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC SUPER KHUẨN + OVER AMIS 300SC

16
 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline: 0919.817.033

Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI