1.RỆP SÁP DÍNH, RỆP SÁP BÔNG
Đặc điểm hình thái
- Tất cả các loài này đều có đặc điểm chung là cơ thể tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau hoặc lớp phấn trắng. Lớp vỏ của nhóm Rệp sáp dính có thể tách ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.
Triệu chứng gây hại
- Các loài Rệp sáp đều có chu kỳ sinh trưởng ngắn (dưới 1 tháng trong điều kiện nhiệt độ không khí cao liên tục), khả năng sinh sản cao, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con, nếu điều kiện môi trường thích hợp sẽ có khả năng bộc phát nhanh.
- Cả ấu trùng và thành trùng cái chích hút lá, cành, trái, cuống trái. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, trái cũng có thể bị biến màu, phát triển kém và bị rụng.
- Rệp sáp gây hại chủ yếu vào mùa nắng. Mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.
2.BỌ TRĨ:
Bọ trĩ non và trưởng thành cơ thể rất giống nhau, đều thon nhọn phía sau, dài khoảng 1mm, màu vàng hoặc vàng nâu, tập trung ở mặt dưới của lá, di chuyển nhanh. Trứng đẻ trong phần non của lá hoặc đọt non. Bà con trồng nho còn gọi bọ trĩ với tên khác như rầy lửa, rầy ry, rầy cào,… Cả trưởng thành và sâu non đều gây hại bằng cách rũa (cứa) rách mô tế bào biểu bì và hút nhựa chảy ra, do đó nhìn từ xa giàn nho bị bọ trĩ gây hại dưới ánh nắng mặt trời sẽ thấy nho không xanh mướt mà có màu xỉn, đến gần sẽ thấy lá nho phía dưới có màu ánh bạc còn phía trên lá cong mo lại, nếu bọ trĩ gây hại ở chùm hoa thì hoa nhỏ rụng do cuống hoa tổn thương làm tỷ lệ đậu trái thấp. Trường hợp bọ trĩ gây hại khi quả non thì trái nho trong chùm không đều, trên vỏ trái có các vết sần sùi mà bà con thường gọi là ghẻ trái làm xấu trái bán giá thấp. Thực tế một số giàn nho có thể thất thu, thậm chí chết hẳn do bọ trĩ gây hại. Bọ trĩ phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện khô và nóng, triệu chứng cháy lá, rụng hoa càng xảy ra nhanh trong điều kiện trời nắng nóng và ở những giàn nho chăm sóc kém đặc biệt nếu không đủ nước tưới
3.NHỆN ĐỎ
Đặc điểm gây hại
- Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng, do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác.
- Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, cả ấu trùng và thành trùng nhện đỏ (nhện trưởng thành và nhện non) đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá), còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng.
- Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.
- Nhện đỏ gây hại làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa bị hại có thể bị thui, rụng. Nhện còn có thể tuyền bệnh virus cho cây.
- Nhện đỏ phát triển trong điều kiện mùa nắng, khô hạn và cây bón nhiều đạm. Do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng.
- Chúng lan truyền nhờ gió và những sợi tơ, mạng của chúng.
4.Bướm đêm ăn quả nho
Bướm đêm ăn nho, Endopiza viteana hay Paralobesia viteana, là một loài sâu bệnh có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loài vật gây hại này có thể gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng ở các vườn nho thương mại. Bướm đêm có 2 hoặc 3 thế hệ mỗi năm. Con trưởng thành nghỉ qua mùa đông và bắt đầu đẻ trứng thế hệ đầu tiên trên các chùm hoa vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè, trước giai đoạn nở hoa. Ấu trùng của các thế hệ sau tấn công trái cây để kiếm ăn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Khi nho của chúng ta bị bướm đêm ăn quả mọng tấn công, rất có thể chúng ta sẽ thấy các mạng lưới xung quanh trái cây và hoa. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy các lỗ màu đen ở bề mặt của quả (ấu trùng đã vào quả mọng). Trái cây bị tấn công không chỉ không thể bán trên thị trường, mà còn đối mặt với nguy cơ nhiễm nấm cao hơn. Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm bẫy pheromone, theo dõi liên tục và loại bỏ cỏ dại. Một khi cây trồng đã bị tấn công, việc quản lý sẽ trở lên khó khăn hơn. Do thực tế là sâu bệnh phát triển khả năng miễn dịch chống lại thuốc trừ sâu, phương pháp tốt nhất để kiểm soát nó là thông qua kiểm soát sinh học. Thật không may, sâu bệnh có thể trú ẩn trong đất qua mùa đông.
5.Bọ cánh cứng Nhật Bản
Mặc cho tên gọi của nó, Bọ cánh cứng Nhật Bản (Popillia japonica), không gây ra thảm khốc ở đất nước Nhật Bản như ở Hoa Kỳ. Chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra con bọ bằng mắt thường, nhờ kích thước của nó (15mm hoặc 0,59 inch). Bọ cánh cứng cư trú qua mùa đông trong đất và bắt đầu các cuộc tấn công của chúng trong mùa xuân. Bọ cánh cứng tấn công một loạt các loài thực vật (rau, cây, hoa, v.v.). Với các vườn nho, chúng để lại những chiếc lá chỉ còn bộ gân khi chúng ăn lá. Sự quản lý được tiến hành bao gồm biện pháp phòng ngừa cũng như các biện pháp hóa học để kiểm soát cuộc tấn công. Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm bẫy pheromone, theo dõi liên tục và loại bỏ cỏ dại. Sử dụng thuốc trừ sâu gốc Pyrethrin trong một số trường hợp, luôn tham khảo ý kiến tư vấn của kỹ sư nông nghiệp được cấp phép tại địa phương.
BÀ CON NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU SHACHONGJING
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline: 0919.817.033
Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp
FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI