Bệnh thối trái sầu riêng là một trong những căn bệnh phổ biến và gây hại nghiêm trọng cho cây sầu riêng. Triệu chứng nhận biết bệnh rất dễ dàng tuy nhiên không phải ai cũng nhận thấy được, vậy muốn biết nguyên nhân dẫn đến bệnh, triệu chứng bệnh cũng như phương pháp xử lý bệnh hại thì mời bà con nông dân cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây !
NGUYÊN NHÂN GÂY RA CĂN BỆNH KHÓ TRỊ ?
Bệnh thối trái sầu riêng do nấm Phytophthora Palmivora gây ra, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cây. Nấm này làm trái nhỏ, chín sớm và có thể gây thối toàn bộ trái, lây lan sang các quả khác. Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của trái và cả sau khi thu hoạch.
ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO BỆNH PHÁT TRIỂN ?
Bệnh thường phát triển trong những vườn sầu riêng dày đặc, thoát nước kém, đặc biệt trong mùa mưa nhiều và khi độ ẩm cao. Nấm Phytophthora Palmivora tồn tại trong đất, lây lan qua gió, nước mưa và mạch dẫn của cây, gây hại ở nhiều vị trí trên trái.
Nấm phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, thoát nước kém và nhiệt độ thấp. Vườn cây không thông thoáng, không cắt tỉa hoặc vệ sinh thường xuyên là yếu tố chính khiến bệnh lây lan nhanh. Các vết xước hay vết đục của côn trùng cũng tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và gây hại.
TÁC HẠI MÀ BỆNH THỐI TRÁI SẦU RIÊNG GÂY RA ?
- Làm trái bị thối, giảm năng suất và chất lượng
- Ảnh hưởng đến toàn bộ cây nếu không được kiểm soát
TRIỆU CHỨNG DỄ NHẬN BIẾT CỦA BỆNH THỐI TRÁI SẦU RIÊNG ?
Triệu chứng trên thân cây
Khi cây sầu riêng bị nấm Phytophthora tấn công, trên thân cây xuất hiện các đốm sậm màu, hơi ướt. Vết bệnh sau đó chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ cây bị nứt và chảy ra nhựa trong vàng. Phần gỗ bên trong vết bệnh cũng bị hóa nâu.
Triệu chứng trên lá
Nấm bệnh tấn công trên lá gây ra hiện tượng cháy lá, lá chuyển vàng, héo và rụng dần. Đôi khi bệnh còn lây lan lên các cành phía trên.
Triệu chứng trên trái
Khi nhiễm nấm trái sầu riêng bị thối hàng loạt. Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện ở phần đít trái, bắt đầu là những đốm nâu đen nhỏ, sau đó lan rộng và chuyển sang màu đen. Bệnh tiến triển thành các lõm sâu vào thịt trái, làm thịt trái bị nhũn, thối và có mùi hôi chua. Khi thời tiết ẩm ướt, trên vết bệnh có thể xuất hiện các tơ nấm trắng.
Các triệu chứng cụ thể trên trái bao gồm:
- Đít trái: Phần dưới của trái là nơi dễ đọng nước, tạo điều kiện cho nấm phát triển và xâm nhiễm.
- Hông trái: Nấm Phytophthora trên sầu riêng ở trong không khí vô tình bám vào và phát triển trên bề mặt trái.
- Cuống trái: Nấm cuống sầu riêng bắt đầu từ vết thối từ cuống và lan xuống phần bên dưới làm toàn bộ quả bị hư nhão. Trường hợp này là do nấm theo mạch dẫn của cây xâm nhiễm lên quả.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH
Biện pháp canh tác:
- Bố trí vườn cây hợp lý, đảm bảo thông thoáng
- Tỉa cành tạo tán, loại bỏ cành lá già, cành bệnh
- Bón phân cân đối, tăng cường sức đề kháng cho cây
- Thường xuyên vệ sinh vườn, thu gom và tiêu hủy trái bệnh, cành lá bệnh
Biện pháp hóa học:
Sử dụng các loại thuốc đặc trị nấm Phytophthora như: Sạch bệnh agri
SẠCH BỆNH AGRI – THUỐC TRỪ BỆNH LƯU DẪN NHANH, DIỆT NẤM MẠNH
THÀNH PHẦN THUỐC AKITA-KONHO 40SC:
Dimethomorph 32% w/w
Cyazofamid 8% w/
Phụ gia 60% w/w
CÔNG DỤNG THUỐC AKITA-KONHO 40SC:
AKITA-KONHO 40SC thuốc trừ bệnh hỗn hợp 2 hoạt chất mới nhất có khả năng lưu dẫn mạnh, hiệu quả với nhiều giai đoạn phát triển của nấm bệnh.
Diệt trừ hữu hiệu các loại bệnh hại trên cây trồng, nhất là trong điều kiện mùa mưa, độ ẩm cao.
Phòng trừ bệnh thối trái, đốm mắt cua, nứt thân xì mủ ….
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC AKITA-KONHO 40SC:
Cách dùng: Pha 20ml thuốc cho 20 – 25 lít nước. Phun ướt đều tán lá cây trồng.
Liều lượng: 0,1%
Lượng nước phun: 600 – 800 lít/ha
Thời điểm phun: Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện
Thời gian cách ly: 7 ngày sau khi phun
Một số lưu ý khác:
- Thời điểm phun thuốc: Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thời điểm nắng gắt.
- Pha thuốc đúng liều lượng: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi pha thuốc.
- Luân phiên các loại thuốc: Tránh tình trạng nấm bệnh kháng thuốc.
- Kết hợp các biện pháp phòng trừ: Vừa sử dụng thuốc hóa học, vừa áp dụng biện pháp canh tác và sinh học để đạt hiệu quả cao nhất.
LỜI KẾT:
Bệnh thối trái sầu riêng là một trong những căn bệnh phổ biến và gây hại nghiêm trọng cho cây sầu riêng. Nấm Phytophthora palmivora chính là thủ phạm gây ra căn bệnh này. Triệu chứng nhận biết bệnh rất dễ dàng nhận biết. Để phòng trừ bệnh thối trái sầu riêng hiệu quả, bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp như: vệ sinh vườn, bón phân cân đối, sử dụng thuốc đặc trị nấm…
Ngoài ra Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ website việtnamnôngnghiệpsạch.vn hoặc hotline 0984.535.820 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !